Sáng ngày 03/07, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ công bố “ Quy hoạch
chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” và
“Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một” tại UBND tỉnh. Đến tham dự
và chủ trì buổi lễ có Ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình
Dương, Lãnh đạo Viện Quy hoạch, lãnh đạo các sở ban ngành trong tỉnh và
lãnh đạo các địa phương cùng dự
Ông Lê Phú Cường, Phó giám đốc Sở xây dựng tóm tắt quá trình thực hiện đồ án
Quy hoạch được thực hiện bởi liên danh tư vấn Cộng hoà Pháp AREP-Coteba-Sogreah và công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Phương Nam. Với tầm nhìn toàn cầu , bản sắc Bình Dương, Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với 3 chiến lược phát triển sẽ đưa Bình Dương trở thành một đô thị văn minh hiện đại.
Đây là 2 đồ án quan trọng làm cơ sở để các cấp các ngành triển khai công tác quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Qua đó đảm bảo lộ trình phát triển nâng cấp đô thị tỉnh Bình Dương theo quyết định 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Thủ Dầu Một nhằm đáp ứng yêu cầu của phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 – 2020. Trong đó, quy hoạch Thủ Dầu Một là đô thị loại II thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương đến năm 2015, đến 2020 là đô thị loại I và là quận thuộc thành phố Bình Dương
Ông Huỳnh Văn Minh Viện Trưởng Viện Quy hoạch đọc quyết định phê duyệt 2 đồ án
Quy hoạch chung đô thị Bình Dương được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt thông qua quyết định 1701/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh Bình Dương xây dựng Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào giai đoạn 2020 – 2030. Trước mắt đến năm 2015 Bình Dương gồm 1 thành phố, 8 huyện thị trực thuộc tỉnh. Hoành thành việc xây dựng trung tâm chính trị hành chính tập trung của tỉnh, phát triển khu đô thị mới Hòa Phú – Phú Tân (Thành phố mới Bình Dương hiện nay) gắn kết với đô thị Thủ Dầu Một hiện hữu, trở thành đô thị trung tâm của hệ thống đô thị Bình Dương. Trên cơ sở phân tích kinh tế xã hội đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng Thành phố Hồ Chí Minh nên Bình Dương lựa chọn phương án phát triển đồng đều theo chiến lược khu vực: phía nam, phía bắc và trung tâm. Mô hình chùm đô thị và đô thị vệ tinh liên kết chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc “một đô thị ba chiến lược phát triển kết nối với hành lang xanh.
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020 được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt thông qua quyết định 1702/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tinh Bình Dương, xây dựng Thủ Dầu Một phát triển bền vững có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Phát triển hài hòa giữa văn hóa bảo tồn di sản, di tích lịch sử với phát triển kinh tế trong đó chú trọng bảo vệ môi trường. Xây dựng đô thị Thủ Dầu Một trở thành đô thị phát triển, năng động có sức cạnh tranh cao trong tỉnh, trong nước, có môi trường sống, làm việc tốt sinh, sinh hoạt giải trí chất lượng cao và cơ hội đầu tư thuận lợi. Theo đó đến năm 2015 Thủ Dầu Một sẽ là đô thị loại II gồm 12 phường, 2 xã, đến 2020 nâng lên 14 phường và là đô thị loại I. Thủ Dầu Một phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm và nguyên tắc phát triển, cân bằng sự phát triển không gian và kinh tế tại các trung tâm đô thị khác nhau. Tổ chức không gian đô thị theo nguyên tắc “đô thị nén” trung bình. Thiết kế mạng lưới đường và giao thông công cộng rõ ràng cho từng khu vực đô thị; củng cố cấu trúc của cảnh quan sông rạch đối với cấu trúc đô thị; tạo ra ưu điểm nổi bật cho thành phố trung tâm của Bình Dương.
Ông GAEL DESVEAUX, Tổng Giám đốc AREP Việt Nam trình bày 2 đồ án
Theo quy hoạch được công bố, tính chất của đô thị Bình Dương được xây dựng theo hướng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh-quốc phòng; thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1 với 6 quận và 4 huyện; thành phố công nghiệp hình thành trên cơ sở phát triển các KCN tập trung, đồng thời phát triển các chức năng tổng hợp đô thị, dịch vụ, trung tâm đào tạo, y tế, thể dục thể thao cấp quốc gia. Bình Dương cũng là vùng phát triển công nghiệp - nông nghiệp sinh học, du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và nghỉ dưỡng. Mục tiêu của quy hoạch hướng tới xây dựng Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào giai đoạn 2020-2030. Trước mắt đến năm 2015, đô thị Bình Dương sẽ bao gồm 1 thành phố,8 huyện thị trực thuộc tỉnh. Cũng trong thời gian này, Trung tâm chính trị - hành chính tập trung sẽ được hoàn thiện, phát triển khu đô thị mới Hòa Phú, Phú Tân gắn kết với đô thị TDM hiện hữu để trở thành đô thị trung tâm của hệ thống đô thị Bình Dương.
Ông Lê Phú Cường, Phó giám đốc Sở xây dựng tóm tắt quá trình thực hiện đồ án
Quy hoạch được thực hiện bởi liên danh tư vấn Cộng hoà Pháp AREP-Coteba-Sogreah và công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Phương Nam. Với tầm nhìn toàn cầu , bản sắc Bình Dương, Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với 3 chiến lược phát triển sẽ đưa Bình Dương trở thành một đô thị văn minh hiện đại.
Đây là 2 đồ án quan trọng làm cơ sở để các cấp các ngành triển khai công tác quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Qua đó đảm bảo lộ trình phát triển nâng cấp đô thị tỉnh Bình Dương theo quyết định 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Thủ Dầu Một nhằm đáp ứng yêu cầu của phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 – 2020. Trong đó, quy hoạch Thủ Dầu Một là đô thị loại II thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương đến năm 2015, đến 2020 là đô thị loại I và là quận thuộc thành phố Bình Dương
Ông Huỳnh Văn Minh Viện Trưởng Viện Quy hoạch đọc quyết định phê duyệt 2 đồ án
Quy hoạch chung đô thị Bình Dương được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt thông qua quyết định 1701/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh Bình Dương xây dựng Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào giai đoạn 2020 – 2030. Trước mắt đến năm 2015 Bình Dương gồm 1 thành phố, 8 huyện thị trực thuộc tỉnh. Hoành thành việc xây dựng trung tâm chính trị hành chính tập trung của tỉnh, phát triển khu đô thị mới Hòa Phú – Phú Tân (Thành phố mới Bình Dương hiện nay) gắn kết với đô thị Thủ Dầu Một hiện hữu, trở thành đô thị trung tâm của hệ thống đô thị Bình Dương. Trên cơ sở phân tích kinh tế xã hội đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng Thành phố Hồ Chí Minh nên Bình Dương lựa chọn phương án phát triển đồng đều theo chiến lược khu vực: phía nam, phía bắc và trung tâm. Mô hình chùm đô thị và đô thị vệ tinh liên kết chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc “một đô thị ba chiến lược phát triển kết nối với hành lang xanh.
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020 được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt thông qua quyết định 1702/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tinh Bình Dương, xây dựng Thủ Dầu Một phát triển bền vững có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Phát triển hài hòa giữa văn hóa bảo tồn di sản, di tích lịch sử với phát triển kinh tế trong đó chú trọng bảo vệ môi trường. Xây dựng đô thị Thủ Dầu Một trở thành đô thị phát triển, năng động có sức cạnh tranh cao trong tỉnh, trong nước, có môi trường sống, làm việc tốt sinh, sinh hoạt giải trí chất lượng cao và cơ hội đầu tư thuận lợi. Theo đó đến năm 2015 Thủ Dầu Một sẽ là đô thị loại II gồm 12 phường, 2 xã, đến 2020 nâng lên 14 phường và là đô thị loại I. Thủ Dầu Một phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm và nguyên tắc phát triển, cân bằng sự phát triển không gian và kinh tế tại các trung tâm đô thị khác nhau. Tổ chức không gian đô thị theo nguyên tắc “đô thị nén” trung bình. Thiết kế mạng lưới đường và giao thông công cộng rõ ràng cho từng khu vực đô thị; củng cố cấu trúc của cảnh quan sông rạch đối với cấu trúc đô thị; tạo ra ưu điểm nổi bật cho thành phố trung tâm của Bình Dương.
Ông GAEL DESVEAUX, Tổng Giám đốc AREP Việt Nam trình bày 2 đồ án
Theo quy hoạch được công bố, tính chất của đô thị Bình Dương được xây dựng theo hướng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh-quốc phòng; thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1 với 6 quận và 4 huyện; thành phố công nghiệp hình thành trên cơ sở phát triển các KCN tập trung, đồng thời phát triển các chức năng tổng hợp đô thị, dịch vụ, trung tâm đào tạo, y tế, thể dục thể thao cấp quốc gia. Bình Dương cũng là vùng phát triển công nghiệp - nông nghiệp sinh học, du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và nghỉ dưỡng. Mục tiêu của quy hoạch hướng tới xây dựng Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào giai đoạn 2020-2030. Trước mắt đến năm 2015, đô thị Bình Dương sẽ bao gồm 1 thành phố,8 huyện thị trực thuộc tỉnh. Cũng trong thời gian này, Trung tâm chính trị - hành chính tập trung sẽ được hoàn thiện, phát triển khu đô thị mới Hòa Phú, Phú Tân gắn kết với đô thị TDM hiện hữu để trở thành đô thị trung tâm của hệ thống đô thị Bình Dương.
Trong ảnh: Một góc công viên thành phố mới Bình Dương
Về các chỉ tiêu phát triển đô thị, dân số của đô thị Bình Dương đến năm 2020 sẽ có khoảng 2,5 triệu người, đến năm 2030 có khoảng 3,5 triệu người; GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 63,2 triệu đồng; tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn đến năm 2015 đạt khoảng 14% với cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 59%, 38% và 3%...
Ông GAEL DESVEAUX, kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, Tổng Giám đốc AREP Việt Nam: 10 ý tưởng chính cho bản sắc Bình Dương
- Chính sách mở.
- Cải thiện phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng điều kiện sống cho gấp đôi dân số.
- Phát triển mới bao bọc bởi vành đai xanh, không gian xanh và sản xuất nông nghiệp phục vụ đô thị.
- Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế địa phương (toàn cầu hóa tới địa phương).
- Tăng cường hệ thống giao thông, giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, thương mại thân thiện với môi trường, công nghiệp “không khói”.
- Bảo vệ hệ thống kênh.
- Phát triển các hoạt động du lịch.
- Phát triển bền vững: Giảm 1/3 ô nhiễm do giao thông.
- Một quy hoạch dành cho tất cả mọi người
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030
Ông Gael Desveaux, kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, Tổng Giám đốc Arep Việt Nam - đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch nhấn mạnh, việc phát triển mô hình chùm đô thị của Bình Dương sẽ dựa trên nguyên tắc “một quy hoạch, 3 chiến lược phát triển kết nối với hành lang xanh” được cho là một sự lựa chọn hợp lý và mang tính khả thi. Theo đó, đô thị Bình Dương sẽ được phân chia làm 3 khu vực.Khu vực 1 là khu vực phía nam với mô hình đô thị nén, mật độ cao, gia tăng mối liên hệ với TP.HCM bao gồm đô thị Thuận An, Dĩ An với các chức năng dịch vụ, công nghiệp, đầu mối giao thông vùng. Khu vực 2 là khu vực trung tâm với mô hình đa chức năng, đa trung tâm, mật độ trung bình, trong đó, đô thị TDM đóng vai trò đô thị trung tâm. Trong khu vực này, đô thị mới Hòa Phú, Phú Tân (thành phố mới Bình Dương) có chức năng dịch vụ - công nghiệp, là trung tâm chính trị - hành chính thành phố Bình Dương giai đoạn sau năm 2015; đô thị cũ Phú Cường, Phú Lợi có chức năng dịch vụ, thương mại; đô thị Nam Bến Cát có chức năng dịch vụ - công nghiệp; đô thị Nam Tân Uyên có chức năng đô thị - công nghiệp - dịch vụ; các vùng Tân Ba, Thái Hòa và Tân Bình có chức năng đô thị cảng, dịch vụ, công nghiệp. Khu vực 3 là khu vực đô thị phía bắc với mô hình đô thị vệ tinh, mật độ thấp. Khu vực này bao gồm đô thị Tân Thành có chức năng dịch vụ - du lịch, là trung tâm chính trị - hành chính huyện; đô thị Cổng Xanh có chức năng công nghiệp - dịch vụ; đô thị Thường Tân có chức năng công nghiệp - dịch vụ; đô thị Phước Vĩnh có chức năng dịch vụ - công nghiệp, là trung tâm chính trị - hành chính huyện; đô thị Bàu Bàng có chức năng công nghiệp - dịch vụ, trung tâm chính trị - hành chính huyện; đô thị Dầu Tiếng có chức năng dịch vụ - du lịch, trung tâm chính trị - hành chính huyện; đô thị Long Hòa - An Lập có chức năng công nghiệp - dịch vụ; đô thị Thanh Tuyền có chức năng dịch vụ - du lịch; đô thị Minh Hòa, Minh Thạnh có chức năng dịch vụ - du lịch...
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã định hướng vị trí, quy mô các khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, đánh giá môi trường chiến lược, quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, các chương trình ưu tiên đầu tư...
Ông Trần Thanh Liêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu chỉ đạo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm: Quy hoạch mang ý nghĩa chiến lược
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 có tầm quan trọng đặc biệt, mang ý nghĩa chiến lược phát triển đô thị Bình Dương văn minh, hiện đại trong tương lai. Đây là cơ sở pháp lý để Bình Dương tiến hành quy hoạch xây dựng, lập các quy hoạch phát triển đô thị trong thời gian tới. Chính quyền các huyện, thị, thành phố phải căn cứ vào quy hoạch này để xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch phân khu chức năng và các quy hoạch chi tiết trên toàn địa bàn theo đúng chức năng đô thị đã được quy hoạch. Bên cạnh đó, dựa vào quy hoạch chung này, chính quyền các huyện, thị, thành phố cần sớm xây dựng các quy định quản lý quy hoạch để bảo đảm xây dựng, phát triển đô thị tại địa phương. Đây là những nhiệm vụ mà chính quyền huyện, thị, thành phố cần làm ngay, đến cuối năm 2013 phải hoàn thiện để báo cáo cho UBND tỉnh.
Các sở, ngành chức năng từ giao thông, vận tải, thương mại, dịch vụ, điện, nước, viễn thông... cũng phải căn cứ vào quy hoạch chung này, xem xét các quy hoạch ngành, nếu chưa phù hợp với quy hoạch chung thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
Theo Bán đất Bình Dươnghttp://chongap.vn/
0 nhận xét: